0

Bạn đang cần kinh nghiệm săn tuyết, ngắm tuyết SaPa?

SaPa và các điểm cao miền Bắc trong mấy ngày này đã có tuyết rơi phủ kín, bạn muốn đi ngắm tuyết SaPa nhưng không biết phải chuẩn bị những gì? Kinh nghiệm săn tuyết Sapa, ngắm tuyết SaPa của Mẹo Phượt sẽ hướng dẫn bạn từ A đến Z. Đừng quên mang 1 chiếc máy ảnh xịn hoặc điện thoại chụp ảnh tốt như iPhone 6S đi nhé!

Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Nhà thờ Sapa ngập chìm trong tuyết trắng

Theo định kì thì vào khoảng đầu và cuối tháng 1 thì SaPa sẽ có những đợt rét đậm và tại 1 số nơi như Y Tý hay Bát Xát chắc chắn sẽ xuất hiện băng tuyết. Thời tiết có thể giảm xuống đến -3 độ và băng tuyết thậm chí còn nhiều hơn mọi năm. Chắc chắn người ưa du lịch từ khắp nơi cũng sẽ nhằm dịp này mà đến SaPa ngắm tuyết.

Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Sa Pa chìm trong tuyết trắng năm 2015
Đây là thời điểm các bạn phải nhớ kĩ những kinh nghiệm săn tuyết, SaPa mà Mẹo Phượt đưa ra kẻo lại loay hoay không biết đi ngắm tuyết phải chuẩn bị những gì. Bởi tuyết đã bắt đầu rơi phủ kín các sườn đồi ở SaPa và các địa điểm như Cao Bằng hay Hà Giang. Đừng bỏ lỡ dịp ngắm tuyết hiếm có này trong năm nhé. Địa điểm hay có tuyết ở SaPa là ở đèo Ô Quy Hồ, khu vực Fansipan... Máy ảnh sẽ khá khó hoạt động và dễ bị ẩm trong thời tiết này vì thế hãy chuẩn bị 1 chiếc smartphone có khả năng chụp ảnh tốt như iPhone hoặc Samsung. iPhone 5S hoặc iPhone 6 sẽ là sản phẩm có giá khá mềm trong thời điểm này.

Ghi nhớ những địa điểm có tuyết ở SaPa

Để có thể ngắm được tuyết đẹp thì bạn phải ghi nhớ những địa điểm có tuyết. Không phải địa điểm nào ở SaPa cũng hay có tuyết rơi, dù bạn lên đúng đợi tuyết rơi nhưng không đến đúng nơi cũng có thể không gặp được tuyết hoặc không gặp được cảnh tượng tuyết rơi nhiều và đẹp. Ít ra thì thị trấn SaPa nơi xe dừng rất hiếm khi có tuyết mà bạn muốn ngắm tuyết thì phải ngắm ở địa điểm cao hơn.
Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Tuyết phủ đầy đường đi

Theo kinh nghiệm săn tuyết của người ưa du lịch thì khu vực hay có tuyết ở SaPa là khu núi Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ hay khu Cổng Trời, Thác Bạc. Từ SaPa bạn tìm đường đi đến những khu vực này khá dễ, chỗ gần thì 20km, xa thì 40km. Nếu có thời gian và chịu khó thì bạn đi đèo Y Tý, tuyết băng sẽ nhiều và đẹp hơn.

Kinh nghiệm săn tuyết này của Mẹo Phượt tổng hợp từ các phượt thủ, người du lịch có kinh nghiệm nhiều lần lên SaPa ngắm tuyết chắc chắn sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo để đảm bảo an toàn và sức khỏe của bạn. Hãy chuẩn bị thật kĩ càng, chộp lấy thời gian có tuyết để có những trải nghiệm đáng nhớ trong mùa đông năm nay. Tháng 11 ngắm hoa hướng dương Nghệ An phủ vàng xứ nghệ, tháng 12 ngắm tuyết lạnh SaPa rơi trắng núi đồi thì còn gì bằng. Nhưng săn tuyết khó hơn đi ngắm hoa hướng dương Nghệ An nhiều đấy nhé.

Lúc nào cũng sẵn sàng

Bạn là một người ham du lịch và không thể bỏ qua việc ngắm cảnh núi đồi chìm đắm trong màn tuyết trắng đẹp tuyệt? Vậy thì hãy đặt bản thân vào trạng thái sẵn sàng lên cung đi ngắm tuyết. Bởi tuyết ở Sapa sẽ không rơi dài ngày, có khi chỉ 1 ngày là đã hết tuyết nên bạn cần thường xuyên theo dõi thời tiết. Nếu thấy dự báo có tuyết thì cân nhắc bắt xe hoặc tàu lên SaPa ngay. Bạn cũng có thể chờ đài báo thông báo tuyết rơi mới phi lên SaPa nhưng lúc nào cũng phải đặt bản thân vào trạng thái sẵn sàng nhé.
Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Sương giá ở Sapa

Tuyết thường xuất hiện ở Sapa khi nhiệt độ ở đây về khoảng 0 độ hoặc thấp hơn nữa, vì vậy hãy chú ý nếu xem dự báo thời tiết trên Tivi sắp có đợt lạnh tăng cường hoặc bạn có thể truy cập ứng dụng thời tiết trên điện thoại để theo dõi trước thời tiết 7 ngày hoặc lâu hơn.

Để được tận tay sờ tuyết, cảm nhận sự mới lạ trong khôn gian tuyết trắng bao phủ, bạn nên chuẩn bị sẵn 1 khoản tiền bạc, xe cộ (nếu bạn đi xe máy), quần áo ấm và các vật dụng cần chuẩn bị khác mà chúng tôi liệt kê dưới đây. Đừng để lúc có tuyết bạn lại hết tiền hay chiếc xe của bạn lại dở chứng. Có thể bạn phải đợi đến mùa đông năm sau, hoặc năm sau nữa mới lại có cơ hội lần 2 đó.

Mùa đông nhiệt đới thật hiếm khi gặp tuyết rơi vì vậy được ngắm tuyết rơi ở Sapa là một trải nghiệm thú vị mà bạn không thể bỏ qua, cũng không phải tốn kém chi phí để sang tận xứ sở Kimchi xa xôi. Thật tuyệt với phải không?
ngam tuyet Sapa, san tuyet sapa can chuan bi nhung gi
Ngắm tuyết Sapa rất thú vị lúc hoàng hôn
Bảo quản đồ điện tử:
Trong thời tiết giá lạnh và ẩm ướt như vậy bạn không nên bỏ những đồ điện tử như máy ảnh hay điện thoại quá lâu ở bên ngoài. Chắc hẳn bạn không muốn những chiếc điện thoại đắt tiền như iPhone 5, iPhone 6 của mình nhanh chóng giảm tuổi thọ chứ?Tốt nhất là mang theo bao đựng đồ bằng nhựa trong suống loại chụp dưới nước để đựng iPhone, Samsung tùy từng loại và máy ảnh nếu không chúng dễ bị ẩm. Mang thêm sạc hoặc pin dự phòng vì chúng sẽ nhanh hết pin
Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Đến Sapa vào những ngày này, bạn có thể được ngắm tuyết rơi

Chuẩn bị trang phục du lịch Sapa

Dĩ nhiên, Việt Nam là nước nhiệt đới, hầu hết mọi người không quen thuộc với khí hậu quá lạnh hay thời tiết có tuyết nên bạn phải chuẩn bị thật kĩ càng về trang phục. Nhiệt độ khi có tuyết tại SaPa thường là từ 0 độ đến dưới 0 độ C nên nếu bạn chỉ sử dụng quần áo ấm bình thường thì chắc chắn bạn sẽ run như cầy sấy khi mới đặt chân đến nơi đây chứ đừng nói gì thoải mái chơi đùa. Ngoài các loại đồ ấm bình thường hãy tìm mua các sản phẩm giữ ấm đặc biệt:
mặc gì đi ngắm tuyết?
- Miếng dán giữ nhiệt, có bán ở rất nhiều nhà thuốc hoặc bán trên mạng. Bạn sử dụng để dán dưới tất hay để trong túi áo, sẽ có hiệu quả giữ ấm đáng kể.
- Áo lót giữ nhiệt bên trong. Khẩu trang, mũ len, khăn len, găng tay, bịt tai, tất chân. Có thể mua được găng tay và tất cân loại chống thấm nước thì càng tốt.
- Áo khoác: Chọn loại áo khoác thật dày, không chỉ có khả năng giữ ấm mà còn phải có khả năng chống nước, chống gió vì khi trời có tuyết sẽ khá ẩm. Nhiệt độ cơ thể có thể làm tuyết tan gây ướt người.
- Quần: Nên mặc quần tất len dày bên trong và thêm 1 quần vải trơn, tránh bám tuyết bên ngoài.
- Giày: Chọn loại dày dày dặn vì dù có đi tất thì chân bạn vẫn sẽ bị lạnh. Giày phải có đế chống trượt vì đi trên nền tuyết rất dễ trơn trượt làm bạn bị ngã.
- Bó ống; Loại này bạn có thể mua ở các cửa hàng đồ du lịch, giá khá rẻ, chủ yếu để tránh tuyết rơi vào giày.
chuan bi di san tuyet sapa
Vật dụng cần mang theo:
Ngoài quần áo cần chuẩn bị để chống rét thì bạn cũng cần mang theo thêm các vật dụng khác ngoài những vật dụng thông thường mang theo khi đi du lịch để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân:
- Cả đoàn hoặc mỗi người nên mang theo 1 chai rượu nhỏ để đề phòng trời lạnh quá thì uống cho ấm người.
- Dầu gió, dầu gừng và các loại thuốc cảm là không thể thiếu để tránh trường hợp cảm gió.
- 1 bộ áo mưa rời vừa người sẽ giúp bạn chống lại gió tuyết tốt hơn.
Sapa, Kinh Nghiệm, Lào Cai, kinh nghiệm phượt, phượt giá rẻ, cắm trại, cuối tuần, du lịch bụi, khám phá, tư vấn phượt, săn tuyết, đón tuyết, tuyết sapa, sapa 2017, sapa mùa đông,
Tuyết rơi dày đặc như châu Âu

Về di chuyển ở Sapa:

Các bạn có thể đi SaPa bằng 3 phương tiện chính:
- Tàu hỏa: Các bạn bắt tàu từ ga Hà Nội đến Lào Cai rồi từ Lào Cai bắt xe khách nhỏ đi SaPa. Giá vé tàu khá rẻ. Bạn xem giá vé và giờ tàu xuất bến trong bài viết Bảng giá vé tàu đi SaPa.
- Ô tô: Có rất nhiều ô tô khách chạy vào các khung giờ từ Hà Nội đi SaPa hoặc đến Lào Cai. Xe đi SaPa thường nằm ở bến xe Mỹ Đình.
- Xe máy.

Di chuyển trong thời tiết mưa tuyết có đặc điểm là trơn trượt khi đi trên mặt băng. Mà chúng ta hầu như không ai có kinh nghiệm đi trên băng vì thế dù di chuyển bằng ô tô hay xe máy thì bạn cũng phải lưu ý các chỉ dẫn an toàn, không phanh gấp, không bơm căng lớp xe vì sẽ giảm diện tích tiếp xúc của bánh xe với mặt đường.

Với xe máy thì bạn nên xịt bớt hơi trước khi đi vào vùng tuyết, mang theo xích hoặc dây thừng để bao quanh bánh xe sẽ giảm sự cố trơn trượt, khi vào cua nên giữ thẳng xe.

Trên đây là các chỉ dẫn đi SaPa săn tuyết, ngắm tuyết của các phượt thủ, người du lịch có kinh nghiệm. Hãy sẵn sàng lên đường bất kì lúc nào và chúc bạn may mắn có chuyến đi chơi vui vẻ, nhiều ảnh đẹp trong khoảnh khắc đất trời trắng xóa tuyết rơi.

Đăng nhận xét Blogger

Cảm ơn bạn đã nhận xét một bài viết trên Mẹo Phượt's, Mong bạn tiếp tục ủng hộ Mẹo Phượt's

 
Top